Lưu ngay quy tắc lùi thì trong tiếng Anh hữu ích nhất

Lùi thì là một trong những “nỗi ám ảnh” của các bạn học sinh. Vì thường xuyên bị nhầm lẫn giữa các thì cũng như các dạng cấu trúc câu nên phần lớn các bạn thường lùi thì sau.

Vậy, lùi thì dành cho trường hợp nào? Quy tắc lùi thì trong tiếng Anh ra sao? Cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu nhé!

Lùi thì dành cho trường hợp nào?

Trong câu tường thuật

Quy tắc lùi thì sẽ thường sử dụng khi đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp. 

  • Câu trực tiếp (Direct Speech) là câu nói chính xác của một người nào đó được trích dẫn lại, được đặt trong dấu ngoặc kép.
  • Câu gián tiếp (Reported Speech) là câu tường thuật hoặc kể lại lời nói của một người nào đó.
Lùi thì trong câu gián tiếp
Lùi thì trong câu gián tiếp

Ví dụ: 

  • Câu trực tiếp: He says: “I’m fine.” (Anh ấy nói: “Tôi ổn.”).
  • Câu gián tiếp: He said that he was fine. (Anh ấy nói rằng anh ấy ổn).

Trong câu điều ước

Lùi thì còn được sử dụng trong câu điều ước, khi ta muốn ước một điều gì đó trái ngược với hiện tại (câu điều kiện loại 2) hoặc trái ngược với quá khứ (câu điều kiện loại 3). 

Cấu trúc: 

  • Câu Wish ở hiện tại
    • Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V-ed
    • Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed
    • Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V-ed
  • Câu Wish ở quá khứ
    • Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + had + V3
    • Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + had not + V3
    • Cấu trúc If only: If only + (that) + S + had (not) + V3

Ví dụ:

  • I wish that I had a big house.
  • Henry wish that he had studied harder at school.

Xem thêm: So sánh càng càng: Cấu trúc và bài tập chi tiết nhất

Trong câu điều kiện

Tương tự như câu điều ước, câu điều kiện lùi thì khi nói về một hành động không thể xảy ra, khó xảy ra (coi như không thể) hoặc hành động trái với thực tế.

Lùi thì trong câu điều kiện
Lùi thì trong câu điều kiện

Cấu trúc:

  • Câu điều kiện loại 2: If + S + V1(s/es) + O, S + will (can, may, …) + Vo.
  • Câu điều kiện loại 3: If + S + V2, S + would + V3/ed + O.

Ví dụ:

  • If I have money, I will buy this house.
  • If I were you, I don’t do that.

Quy tắc lùi thì

Dù là câu tường thuật, câu điều ước hay câu điều kiện thì quy tắc lùi thì sẽ không thay đổi. 

Quy tắc:

  • Nếu động từ của câu ban đầu đang ở thì hiện tại hoặc thì tương lai thì các bạn không lùi thì của động từ này trong câu.
  • Nếu động từ của câu ban đầu ở thì quá khứ thì các bạn cần lùi một thì.

Bảng quy tắc lùi thì như sau:

TRƯỚC KHI LÙI THÌSAU KHI LÙI THÌ
Hiện tại đơn
am/ is/ are
Quá khứ đơn
was/ were
Hiện tại tiếp diễn
am/ is/ are + V_ing
Quá khứ tiếp diễn
was/ were + V_ing
Hiện tại hoàn thành
have + V3
Quá khứ hoàn thành
had + V3
Tương lai đơn
Will + bare-inf
Tương lai trong quá khứ
would + bare-inf
Quá khứ đơn
was/ wereV 2_ed
Quá khứ hoàn thành
had beenhad + V3
Quá khứ tiếp diễn
was/were + V_ing
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
had + been + V_ing
Quá khứ hoàn thành
had + V3
Quá khứ hoàn thành
had + V3

Đối với các động từ khiếm khuyết, bạn lùi thì như sau:

  • Can – Could
  • May – Might
  • Must – Must/ had to

Các quy tắc khác trong câu tường thuật

Quy tắc đổi ngôi trong câu tường thuật

Trong câu tường thuật, khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp, bạn cần đổi ngôi xưng. Đại từ nhân xưng và tân ngữ đều phải thay đổi để phù hợp với tình huống đang tường thuật như sau:

  • Ngôi 1 → Chuyển thành ngôi 3
  • Ngôi 3 → Giữ nguyên

Chẳng hạn, nếu trong câu trích dẫn trực tiếp người nói xưng “I” (tôi) thì khi đổi sang câu gián tiếp cần phải đổi thành “He/she” (anh ấy, cô ấy) và ngược lại.

Quy tắc đổi ngôi trong câu tường thuật
Quy tắc đổi ngôi trong câu tường thuật

Ví dụ: He said “I will go to Ha Long next summer.”. (Anh ấy nói: “Mùa hè này tôi sẽ đi Hạ Long.” → He said that I would go to Ha Long the following summer.

Trong trường hợp này, để chuyển câu trên sang câu gián tiếp, người ta phải đổi đại từ nhân xưng “I” thành “He” để thống nhất về nghĩa. 

Lưu ý: Trong trường hợp tường thuật dạng câu hỏi thì các đại từ này không đổi.

Quy tắc đổi trạng từ trong câu tường thuật

Ngoài việc đổi ngôi, nếu trong câu tường thuật có trạng ngữ, bạn cũng cần thay đổi theo quy tắc sau:

  • Now, right now, at the moment, at present, presently chuyển tất cả thành then
  • Chuyển yesterday thành The day before/The previous day
  • Chuyển Tomorrow thành The next/following day ; the day after
  • Chuyển The day before yesterday thành Two days before
  • Chuyển the day after tomorrow thành In 2 days’time
  • Chuyển last (week ) thành The (week) before/The previous (week )
  • Chuyển next (week) thành The next (week )/The following (week )
  • Đổi ago thành before
  • Đổi today thành that day
  • Đổi tonight thành that night
  • Đổi here thành there
  • Đổi this thành that
  • Đổi these thành those
  • Đổi This/ These + N thành The + N

Xem thêm: Next month là thì gì? Những dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn

Những trường hợp không cần “lùi thì”

Trong câu tường thuật, một số trường hợp không cần lùi thì là:

Trường hợp 1: Từ tường thuật không ở thì quá khứ

Trong trường từ tường thuật (ask, said, talk,…) không ở thì quá khứ mà ở các thì hiện tại hay tương lai thì chúng ta không cần phải “lùi thì”.

Ví dụ:

  • Lisa said that she was tired. → Lisa is saying that she is tired.
  • I wondered if they had left. → I wonder if they left.

Trường hợp 2: Lời nói được thuật lại diễn tả một chân lý hay một thói quen ở hiện tại

Khi tường thuật lại một chân lý hay một thói quen ở hiện tại, ngầm hiểu rằng lời nói mà chúng ta kể lại luôn luôn đúng mặc dù thời gian và địa điểm đã thay đổi. Vì vậy, trong trường hợp này, không cần “lùi thì”.

Khi diễn tả một thói quen hoặc sự thật hiển nhiên thì không lùi thì
Khi diễn tả một thói quen hoặc sự thật hiển nhiên thì không lùi thì

Ví dụ: The teacher said, ‘The sun rises in the East.”  → The teacher said that the sun rises in the East.

  → Vì sự việc “Mặt trời mọc ở hướng đông” là một sự thật hiển nhiên nên rises được giữ nguyên và không cần phải “lùi thì”.

Trường hợp 3: Lời nói được thuật lại là một việc vẫn đúng ở hiện tại

Mục đích của việc “lùi thì” là cho thấy lời nói được thuật lại có thể không đúng ở hiện tại. Tuy nhiên, nếu bạn biết chắc sự việc đó vẫn đúng thì không cần phải “lùi thì”.

Ví dụ: 

  • Ellen said, ‘I will go to study in France.’ → Ellen said that she would go to study in France. (Sử dụng nếu bạn không biết chắc rằng Ellen còn ý định đi học ở Pháp hay không)
  • Ellen said that she will go to study in France. (Sử dụng nếu bạn biết chắc chắn rằng Ellen vẫn muốn đi học ở Pháp)

Các trường hợp khác

  • Không lùi thì khi câu trực tiếp là câu điều kiện loại II, loại III
  • Không lùi thì khi câu trực tiếp sử dụng cấu trúc “Wish + quá khứ đơn/ quá khứ hoàn thành”
  • Không lùi thì khi câu trực tiếp sử dụng cấu trúc “It’s time + Somebody + động từ + Something”
  • Không lùi thì với các từ: ought to, should, would, could, might.
  • Chỉ lùi thì khi đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp còn ngược lại thì không lùi thì

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn các trường hợp quy tắc lùi thì trong tiếng Anh cũng như cách đổi câu trực tiếp thành gián tiếp. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn cách lùi thì và vượt qua các bài kiểm tra nhé!

Bình luận

Bài viết liên quan:

Cách sử dụng describe image pte template hiệu quả nhất

Cách sử dụng describe image pte template hiệu quả nhất

04/03/2023

Để kiểm tra kỹ năng vận dụng ngôn ngữ, người ta sẽ đánh giá Khả năng nhìn vào một hình ảnh, hiểu và mô tả hình ảnh đó như thế nào cho người khác hiểu. Và đây cũng là một hình thức thi speaking. Hình

Cách viết ngày tháng năm trong tiếng Anh

Cách viết ngày tháng năm trong tiếng Anh siêu đơn giản

19/04/2023

Trong tiếng Anh cách viết ngày tháng năm không giống như trong tiếng Việt thế nên chúng ta cần nắm được cách viết chính xác để không bị khó hiểu. Vậy thì cách viết ngày tháng năm trong tiếng Anh như thế nào bạn đã

Index