Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi tiếng Anh

Câu hỏi đuôi là dạng bài tập thường xuyên xuất hiện trong đề thi. Bên cạnh những kiến thức cơ bản, bạn cũng cần tìm hiểu về các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi để hoàn thành tốt các bài tập. Trong bài viết này, hãy cùng Tự học PTE tìm hiểu về chủ điểm ngữ pháp câu hỏi đuôi dạng đặc biệt nhé.

Câu hỏi đuôi dạng đặc biệt là gì?

Câu hỏi đuôi (Tag question) là một câu hỏi ngắn đứng ở cuối một câu trần thuật. Câu có cấu tạo đảo ngữ giữa động từ cùng với chủ ngữ của mệnh đề chính của câu và được ngăn cách với mệnh đề chính bằng một dấu phẩy. 

Câu hỏi đuôi dạng đặc biệt là gì?
Câu hỏi đuôi dạng đặc biệt là gì?

Ví dụ: 

  • She didn’t invite Tom to her birthday party, did she? (Cô ấy không mời Tom đến bữa tiệc sinh nhật của cô ấy, phải không?)
  • You are studying, aren’t you? (Bạn đang học phải không?)

Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi có thể hiểu là các câu hỏi đuôi không tuân thủ những quy tắc tổng quát của câu hỏi đuôi thông thường mà phải ghi nhớ cấu trúc khác nhau.

Ví dụ: 

  • He had never been to New York before, had he? (Anh ấy chưa bao giờ đến New York trước đây, phải không?)
  • Let’s go to the movie theater, shall we? (Chúng ta hãy đi đến rạp chiếu phim nhé?)

Các trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt

Dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định

Khi trong câu xuất hiện những trạng từ mang ý nghĩa phủ định như: never, barely, rarely, hardly, seldom, scarcely,… thì cả câu hỏi đuôi và mệnh đề chính đều sẽ được chia ở dạng khẳng định

Ví dụ: 

  • She hardly ever goes to the gym, does she? (Cô ấy hầu như không bao giờ đến phòng tập thể dục, phải không?)
  • I rarely eat fast food, do I? (Tôi hiếm khi ăn đồ ăn nhanh chóng, phải không?)
Dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định
Dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định

Trường hợp đặc biệt câu hỏi đuôi với câu mệnh lệnh, lời mời, lời đề nghị

Trong câu đề nghị, mệnh lệnh hoặc lời mời, người ta thường dùng thêm câu hỏi đuôi để tăng sự lịch sự và thân thiện. Khi đó, câu hỏi đuôi cho dạng này sẽ được đi kèm với những trợ động từ là: will, can, could, would.

Ví dụ: 

  • You will join us for dinner, won’t you? (Anh/chị sẽ tham gia cùng chúng tôi vào bữa tối, phải không?)
  • Can you pass me the salt, please? (Anh/chị có thể đưa cho tôi hộp muối được không, vui lòng?)
  • Could you please send me the report by the end of the day? (Anh/chị có thể gửi cho tôi báo cáo trước cuối ngày được không?)

Xem thêm:

Câu hỏi đuôi với Let

Trong câu hỏi đuôi có chứa mệnh đề chính bắt đầu bằng “Let” thì chúng ta sẽ sử dụng phần đuôi là cụm từ mặc định là “shall we?” với ý nghĩa rủ rê, “may I?” với ý nghĩa giúp đỡ và “will you” với ý nghĩa xin phép.

Ví dụ: 

  • Let’s go to the movies, shall we? (Chúng ta hãy đi xem phim, được không?)
  • Let me help you with that, may I? (Để tôi giúp bạn với điều đó, được không?)
  • Let’s finish this project by tomorrow, will you? (Chúng ta hãy hoàn thành dự án này vào ngày mai, bạn đồng ý chứ?)

Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)

Trong câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question), cả mệnh đề chính và câu hỏi đuôi sẽ được chia ở dạng khẳng định hoặc phủ định. Khi đó, câu hỏi đuôi này sẽ nhấn mạnh cảm xúc bất ngờ, tức giận,… của người nói.

Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)
Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)

Ví dụ: 

  • So you are having a baby, are you? That’s great! (​Vậy là bạn sắp có em bé phải không? Thật tuyệt quá!​)
  • So you don’t want to talk to me, don’t you? (Vậy là bạn không muốn nói chuyện với tôi, phải không?)

Câu hỏi đuôi với There

Trong trường hợp mệnh đề chính của câu bắt đầu bằng “There” thì phần câu hỏi đuôi sẽ sử dụng chính chủ ngữ này kèm theo động từ có sẵn ở mệnh đề chính ở dạng phủ định.

Ví dụ: 

  • There isn’t any milk left, is there? (Không còn sữa nữa rồi, phải không?)
  • There are some sandwiches, aren’t there? (Có một số bánh sandwich, phải không?)
  • There will be a meeting tomorrow, won’t there? (Ngày mai sẽ có cuộc họp, phải không?)

Cấu trúc câu hỏi đuôi với đại từ bất định

Trường hợp 1: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là những đại từ bất định mang ý nghĩa phủ định như “nobody, no one, none of,…” thì động từ ở câu hỏi đuôi sẽ ở sử dụng động từ số nhiều dạng khẳng định như are/were, do/did,… kèm theo chủ ngữ mặc định là “they”. 

Ví dụ: 

  • Nobody wants to go to the party, do they? (Không ai muốn đi dự tiệc, phải không?)
  • None of the students have finished their assignments, have they? (Không có học sinh nào đã hoàn thành bài tập của họ, phải không?)
  • No one likes broccoli, do they? (Không ai thích bông cải xanh, phải không?)

Trường hợp 2: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là một đại từ “nothing” thì chúng ta áp dụng tương tự như trên nhưng sẽ thay chủ ngữ mặc định thành “it”.

Ví dụ: 

  • I found nothing interesting in that book, did I? (Tôi không thấy có gì thú vị trong cuốn sách đó, phải không?)
  • She said nothing about her plans, did she? (Cô ấy không nói gì về kế hoạch của mình, phải không?)
  • Nothing went as planned, did it? (Không có gì diễn ra theo kế hoạch, phải không?)

Trường hợp 3: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là những đại từ bất định mang ý nghĩa khẳng định như “everyone, everybody, someone, anyone, anybody,…” thì động từ (số nhiều) ở phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định hoặc phủ định dựa vào động từ ở mệnh đề chính và kèm theo chủ ngữ mặc định là “they”.

Ví dụ: 

  • Everyone enjoyed the concert, didn’t they? (Mọi người đều thích buổi hòa nhạc, phải không?)
  • Somebody left their bag in the cafeteria, didn’t they? (Có người để quên túi xách ở quầy ăn, phải không?)
  • Anyone can participate in the event, can’t they? (Ai cũng có thể tham gia sự kiện, phải không?)

Trường hợp 4: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là một đại từ “something, everything, anything, that, this” thì chúng ta áp dụng tương tự như trường hợp 3 nhưng thay chủ ngữ mặc định thành “it” và chia động từ của câu hỏi đuôi ở thể phủ định.

Ví dụ: 

  • Everything is ready, isn’t it? (Mọi thứ đã sẵn sàng, phải không?)
  • That sounds interesting, doesn’t it? (Nghe có vẻ thú vị, phải không?)
  • Something went wrong, didn’t it? (Có điều gì đó không ổn, phải không?)

Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ

Trong trường hợp mệnh đề chính bắt đầu bằng chủ ngữ “I” kết hợp với những động từ trần thuật tiếng Anh như: think, believe, expect, reckon,… thì chúng ta phải sử dụng câu hỏi đuôi dựa vào phần mệnh đề phụ. 

Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ
Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ

Ví dụ: 

  • I think he will win the 2023 international math contest, won’t he? (Tôi nghĩ anh ấy sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi toán quốc tế năm 2023 nhỉ?)
  • I think these boys are from Singapore, aren’t they? (Tôi nghĩ những cậu bé này đến từ Singapore phải không?)

Lưu ý: Trong trường hợp chủ ngữ của mệnh đề chính không phải là đại từ nhân xưng “I” thì câu hỏi đuôi được hình thành dựa vào động từ theo phía sau chủ ngữ chính đó.

Ví dụ: 

  • She believes that the young man has stolen her bike, doesn’t she? (​Cô ấy tin rằng chàng trai trẻ đã lấy cắp chiếc xe đạp của cô ấy, phải không?​)
  • People expect that the talented woman will become the new mayor, don’t they? (Mọi người mong đợi rằng người phụ nữ tài giỏi sẽ trở thành thị trưởng mới, phải không?)

Xem thêm:

Câu hỏi đuôi của Used to

Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “used to + V” thì câu hỏi đuôi sẽ có dạng cố định đó là “didn’t + S” và ngược lại.

Ví dụ: 

  • He used to study abroad in Melbourne, Australia, didn’t he? (Anh ấy đã từng đi du học ở Melbourne, Australia phải không?)
  • Lan didn’t use to wake up early in the morning, did she? (​Lan không quen dậy sớm vào buổi sáng, phải không?​)

Câu hỏi đuôi của Had better/Would rather

Nếu mệnh đề chính của câu có cấu trúc là “had better/would rather + V” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “hadn’t/wouldn’t + S”.

Ví dụ: 

  • You had better finish your homework, hadn’t you? (Bạn nên hoàn thành bài tập, phải không?)
  • She would rather not go to the party, wouldn’t she? (Cô ấy muốn không đi dự tiệc, phải không?)
  • We had better leave early to avoid traffic, hadn’t we? (Chúng ta nên ra về sớm để tránh kẹt xe, phải không?)

Câu hỏi đuôi của I am

Nếu mệnh đề chính trong câu có cấu trúc là “I am…” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng:

  • “am I” nếu mệnh đề chính của câu ở dạng phủ định
  • “aren’t I” nếu mệnh đề chính của câu ở dạng khẳng định

Ví dụ: 

  • I am your best friend, aren’t I? (Tôi là người bạn thân nhất của bạn, phải không?)
    I am not in your neighborhood, am I? (Tôi không ở trong khu phố của bạn, phải không?)

Câu hỏi đuôi của câu cảm thán

Nếu mệnh đề chính của câu hỏi đuôi là một câu cảm thán thì phần đuôi của câu này sẽ được cấu tạo bởi đại từ dựa vào danh từ của mệnh đề chính và động từ chia theo dạng am/is/are phù hợp.

Câu hỏi đuôi của câu cảm thán
Câu hỏi đuôi của câu cảm thán

Ví dụ: 

  • How cute these cats are, aren’t they? (Những chú mèo này thật dễ thương phải không?)
  • What a beautiful girl, isn’t she? (Thật là một cô gái xinh đẹp, phải không?)

Câu hỏi đuôi của Wish

Nếu mệnh đề chính có là 1 câu dùng động từ “wish” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “may + S”.

Ví dụ: 

  • I wish I could join you, may I? (Tôi ước gì tôi có thể tham gia cùng bạn, được không?)
  • She wishes she had more time, may she? (Cô ấy ước gì cô ấy có thêm thời gian, phải không?)
  • We wish it wouldn’t rain tomorrow, may we? (Chúng tôi ước gì ngày mai không mưa, được không?)

Câu hỏi đuôi khi chủ ngữ của mệnh đề chính là One

Nếu mệnh đề chính trong câu là “One” thì câu hỏi đuôi ta có thể sử dụng you hoặc one cùng với động từ phù hợp chia theo mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • One should always be honest with oneself, shouldn’t one? (Mọi người nên luôn trung thực với chính họ, phải không?)
  • One must follow the rules, mustn’t one? (Mọi người phải tuân theo quy tắc, phải không?)
  • One shouldn’t judge others too quickly, should one? (Mọi người không nên đánh giá người khác quá nhanh, phải không?)

Xem thêm:

Câu hỏi đuôi của Must

Trường hợp 1: Khi mệnh đề chính của câu có chứa “must” nhằm diễn tả nghĩa cần thiết, chúng ta dùng cấu trúc “needn’t + S” ở câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You must finish this report by Friday, needn’t you? (Bạn phải hoàn thành báo cáo này vào thứ Sáu, phải không?)

Trường hợp 2: Khi mệnh đề chính có chứa “must” nhằm diễn tả nghĩa cấm đoán, ta dùng cấu trúc “must + S” ở câu hỏi đuôi.

Câu hỏi đuôi của Must
Câu hỏi đuôi của Must

Ví dụ: You mustn’t smoke in this area, must you? (Bạn không được hút thuốc ở khu vực này, phải không?)

Trường hợp 3: Khi mệnh đề chính có chứa “must” nhằm chỉ sự phỏng đoán, chúng ta dùng trợ động từ chia theo thì trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You must be tired after the long trip, aren’t you? (Bạn phải mệt sau chuyến đi dài, phải không?)

Xem thêm:

Bài tập về các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi

Phía bên dưới đây là một bài tập về điền dạng câu hỏi đuôi đặc biệt vào chỗ trống. Bạn hãy hoàn thành để nâng cao trình độ của mình nhé.

  1. She’s a great singer, ____?
  2. We should leave now, ____?
  3. They won’t forget, ____?
  4. You don’t like spicy food, ____?
  5. He’s always so punctual, ____?
  6. Let’s visit the museum, ____?
  7. He’s the fastest runner on the team, ____?
  8. You have a pen I can borrow, ____?
  9. She’s been to Paris before, ____?
  10. He can fix the car, ____?

Đáp án:

1. isn’t she2. shouldn’t we3. will they4. do you5. isn’t he
6. shall we7. isn’t he8. don’t you9. hasn’t she10. can’t he

Phía bên trên, Tự học PTE vừa chia sẻ đến bạn các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi tiếng Anh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn trong việc học Ngữ Pháp tiếng Anh. Nếu còn có thắc mắc nào, hãy cmt để được giải đáp bạn nhé.

Bình luận

Bài viết liên quan:

Index