Skill Assessment là gì? Tất tần tật về thẩm định tay nghề Úc

Skill Assessment là gì là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là công cụ nhằm xác định lao động sang nước ngoài làm việc đã có đủ kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức hay chưa? Trong bài viết này, bạn hãy cùng Tự học PTE tìm hiểu tất tần tật về Skill Assessment nhé.

Skill Assessment là gì? Tổng quan về Skill Assessment

Skills Assessment được hiểu là Đánh giá Tay nghề; Thẩm định Tay nghề hay Sát hạch Tay nghề. Đây được xem là công cụ nhằm hỗ trợ chính phủ Úc xác nhận người lao động có đủ kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức thích hợp với công việc được đề cử hay không.

Tổng quan về Skill Assessment
Tổng quan về Skill Assessment

Danh sách tổng hợp những ngành nghề có kỹ năng phù hợp liệt kê tất cả các nghề nghiệp có liên quan trong 4 danh sách nghề nghiệp. Hầu hết những nghề nghiệp trong mỗi danh sách đều đã được các cơ quan đánh giá kỹ năng riêng. Nước Úc chỉ chấp nhận đánh giá kỹ năng của người lao động được cấp bởi cơ quan đánh giá liên quan.

Hoạt động thu thập đánh giá kỹ năng thích hợp được xem là bước bắt buộc đối với một số loại thị thực. Các bạn có mong muốn sang Úc làm việc nên đọc tất cả thông tin có sẵn về loại thị thực. Điều này giúp bạn xác định xem bản thân có cần phải nộp đánh giá kỹ năng và khi nào bạn cần thu thập nó.

Các dòng thị thực mà bạn cần phải có Skills Assessment

Bên dưới là danh sách các dòng thị thực mà bạn cần phải có Skills Assessment mà bạn cần phải có Skills Assessment:

  • Định cư Úc diện tay nghề cao (General Skilled Migration – GSM)
  • Chủ lao động bảo lãnh (Employer Sponsored visas)
  • Diện tạm trú dành cho sinh viên quốc tế mới tốt nghiệp tại Úc – Temporary Graduate visa – Visa 485

Xem thêm:

Cập nhật quy định thẩm định tay nghề Skills Assessment mới nhất

Với các ứng viên nộp hồ sơ xin visa định cư Úc diện tay nghề sẽ phải có Skills Assessment thích hợp với ngành nghề được đề cử:

  • Visa 189 – Thị thực Tay nghề Độc lập
  • Visa 190 – Thị thực Tay nghề Bảo lãnh bang
  • Visa 489 – Thị thực Tay nghề Vùng chỉ định (tạm trú)
  • Visa 491 – Thị thực Tay nghề cao Vùng chỉ định (tạm trú)
Cập nhật quy định thẩm định tay nghề Skills Assessment mới nhất
Cập nhật quy định thẩm định tay nghề Skills Assessment mới nhất

Để nhận được thư mời từ Bộ Nội Vụ Úc hoặc Chính quyền Tỉnh bang, ứng viên cần phải đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề. Tại thời điểm nộp đơn, ứng viên cần phải tiến hành chứng minh đã có Đánh giá tay nghề phù hợp với nghề nghiệp được đề cử.

Đồng thời, với các diện visa này, ứng viên cần chuẩn bị thêm Thư bày tỏ nguyện vọng (Expression of Interest – EOI) và nộp vào nền tảng SkillSelect để chính phủ Úc gửi lại ITA (Lời mời nộp đơn) để ứng viên có thể nộp hồ sơ.

SkillSelect được hiểu là hệ thống đăng ký trực tuyến được dùng trong quá trình di cư kỹ năng đến Úc. Đây là một phần của chương trình Định Cư Tay Nghề, được quản lý trực tiếp bởi Bộ Di trú Úc (Department of Home Affairs). SkillSelect giúp cho hoạt động đánh giá, chọn lọc và mời những ứng viên có kỹ năng phù hợp trở nên dễ dàng hơn.

Một thông tin cập nhật mới từ năm 2023, Bộ Nội vụ Úc đã cập nhật quy định về việc nộp Skills Assessment. Cụ thể, ứng viên theo diện tay nghề cao sẽ được nộp lại Đánh giá Tay nghề trong vòng 60 ngày kể từ lúc nhận được ITA. Đây sẽ là thời đimeer vàng để các bạn nắm bắt cơ hội làm việc tại Úc.

Thẩm định tay nghề (Skills Assessment) dành cho những ngành nghề nào?

Bên cạnh việc hiểu rõ Skill Assessment là gì, các bạn cần phải tìm hiểu thêm danh sách các ngành nghề cần phải có đánh giá tay nghề này. Bên dưới là các nghề nghiệp tổng hợp hoặc nghề nghiệp thương mại cần phải có thẩm định tay nghề, bao gồm:

Thẩm định tay nghề (Skills Assessment) dành cho những ngành nghề nào?
Thẩm định tay nghề (Skills Assessment) dành cho những ngành nghề nào?
  • Thợ Bán Thợ Xây – Carpenter
  • Thợ Đóng Bàn Ghế  
  • Thợ Sơn
  • Thợ Điện
  • Thợ Mộc- Joiner
  • Pharmacy Technician
  • Kế Toán
  • Các vị trí ngành bếp – ẩm thực
  • Management Consultant
  • Công Nghệ Thông Tin
  • Agricultural Consultant
  • Food Technologist

Xem thêm:

Các trung tâm đánh giá Skills Assessment (Assessing Authorities) hợp lệ

Assessing Authorities là gì?

Skills Assessment sẽ được đánh giá bởi các cơ quan được chỉ định tại Úc. Những cơ quan có thẩm quyền này được gọi là Assessing Authorities, được công nhận bởi chính phủ Úc. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trong việc thẩm định tay nghề với mục đích thu hút nhân lực đến Úc để làm việc và định cư.

Tuy nhiên, Assessing Authorities không tiến hành tuyển dụng nhân sự. Các cơ quan này chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tay nghề để định cư Úc và không giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.

Các cơ quan thẩm định tay nghề tại Úc

Cơ quan đánh giá tay nghềNgành nghề thẩm địnhTiêu chí/ yêu cầu đánh giá
ACS (Australian Computer Society)Đánh giá ngành nghề
Các nghề ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông).
Đánh giá toàn diện dựa trên:
– Sơ yếu lý lịch
– Bằng cấp
– Chứng chỉ chuyên ngành/ nghề nghiệp
TRA (Trade Recognition Australia)Đánh giá các ngành nghề tay nghề cao tại Úc dành cho công nhân tham gia nộp đơn:
– Đầu bếp
– Thợ mộc
– Sửa chữa ô tô
– Thợ điện,…
Đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí như:
– Chứng chỉ ngành nghề
– Trình độ học vấn
– Kinh nghiệm làm việc
– Bảng sao kê lương…
Quy trình đánh giá gồm có 4 bước:
– Provisional skill assessment
– Job Ready Employment
– Job Ready Workplace Assessment
– Job Ready Final Assessment
ANMAC (The Australian Nursing and Midwifery Accreditation Council)Đánh giá tay nghề với ngành nghề:
– Y tá
– Nữ hộ sinh
Yêu cầu liên quan đến hồ sơ:
– Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 7.0 hay các loại bằng cấp tương đương
– Cung cấp đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp và bảng điểm học tập
– Có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tá hoặc hộ sinh
– Có thư giới thiệu và có tối thiểu 12 tháng làm việc nhận lương tại nước Úc hoặc ít nhất 36 tháng làm việc được trả lương ở ngoài nước Úc.
Trước khi thực hiện đánh giá Skills Assessment bởi ANMAC, các ứng cử viên cần:
– Hoàn thành các khóa học liên quan để được AHPRA công nhận
– Với sinh viên điều dưỡng quốc tế cần phải đăng ký NMBA (Nursing and Midwifery Board of Australia).
AITSL (Australian Institute for Teaching and School Leadership Limited)Đánh giá tay nghề dành cho ngành: Giáo viênChứng chỉ ngoại ngữ:
– IELTS 7.5 với những kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tương ứng với thang điểm 8.0, 8.0, 7.0, 7.0
– Ít nhất 4 năm học tương đương giáo dục bậc đại học toàn thời gian ở Úc.
– Trong thời gian học đại học, các ứng viên cần phải có tối thiểu 1 năm học tương ứng với giáo dục bậc Đại học toàn thời gian của Úc liên quan đến chương trình giảng dạy và có 45 ngày thực tập.
CPAA (Certified Practising Accountants of Australia)Đánh giá ngành nghề:
– Kế toán
– Kiểm toán
Trình độ ngoại ngữ IELTS 7.0 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương. Hoặc ứng viên cần phải hoàn thành Professional Year (PY) + IELTS 6.0.
Trình độ học vấn tương đương với cử nhân tại Úc hoặc Thạc sĩ thuộc nhóm 12 ngành nghề về kinh doanh
Hoàn thành những khóa học kế toán liên quan để côvng việc thẩm định chuyên môn (gồm 7 lĩnh vực kế toán và 8 lĩnh vực kiểm toán).
VETASSESS (Vocational Education and Training Assessment Services)Đánh giá đa dạng những ngành nghề tay nghề cao như:
– Kiến trúc sư
– Chuyên viên bảo hiểm
– Kiểm toán nội bộ
– Các ngành nghề chăm sóc sức khỏe
Nhóm việc làm tay nghề như: thợ điện, thợ sửa ống nước,…
Đảm bảo trình độ chuyên môn thích hợp với những vị trí công việc được đề cử
Ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc đề cử trong vòng 5 năm trở lại.

Ngoài các cơ quan nổi bật được đề cập bên trên, tại Úc còn rất nhiều đơn vị đánh giá Skills Assessment được chính phủ Úc công nhận như:

Australian Association of Social Workers (AASW)
Australian Association of Social Workers (AASW)
  • Architects Accreditation Council of Australia (AACA): dành cho ứng viên làm việc nhóm ngành Kiến trúc (Architecture)
  • Australian Association of Social Workers (AASW): dành cho ứng viên làm việc nhóm Công tác xã hội (Social Work)
  • Australian Institution of Quantity Surveyors (AIQS): dành cho ứng viên làm việc nhóm Thẩm định Chất lượng (Quantity Surveying)
  • Engineers Australia (EA): dành cho ứng viên làm việc nhóm ngành Kĩ sư (Engineering)
  • Australasian College of Physical Scientists and Engineers in Medicine (ACPSEM): dành cho ứng viên làm việc nhóm ngành khoa học vật lý và kỹ sư trong y học
  • Australian Dental Council Limited (ADC): dành cho ứng viên làm việc nhóm ngành nha khoa
  • Australian Institute of Medical Scientists (AIMS): dành cho ứng viên làm việc nhóm ngành y tế và y học thử nghiệm
  • Australian and New Zealand Society of Nuclear Medicine (ANZSNM): dành cho ứng viên lĩnh vực y học hạt nhân tại Úc và New Zealand.

Với các ngành nghề đặc thù và cần phải có trình độ chuyên môn cao như: Dược sĩ, bác sĩ, y tá, luật sư, kiến trúc sư, công nghệ thông tin,… Bộ di trú Úc sẽ yêu cầu các cơ quan đánh tay nghề cần phải đưa ra một số tiêu chí khắt khe và khó hơn.

Do đó, phần lớn các ngành nghề này tại Úc khi xét duyệt sẽ công nhận những bằng cấp/ chứng chỉ/ kinh nghiệm làm việc tại Úc hay các quốc gia phát triển.

Xem thêm:

Chọn đúng ngành nghề

Bước này có thể xem là khó nhất trong quy trình xét duyệt. Kỹ năng của bạn sẽ được xem xét và đánh giá dựa trên một số tiêu chí của chính phủ Úc đối với nghề nghiệp được đề cử. Cụ thể là:

  • Bằng cấp học tập
  • Kinh nghiệm làm việc gồm có: vị trí làm việc, công việc bạn làm là gì và thời gian làm việc.

Trung tâm thẩm định sẽ dựa trên bằng cấp và kinh nghiệm làm việc của bạn để xem thử bạn đáp ứng được các tiêu chí cho nghề nghiệp hay không.

Hiểu rõ mô tả công việc và biết cách để phù hợp với ngành nghề

Có thể bằng cấp và cách làm việc của bạn sẽ khác với phong cách làm việc của ngành công nghiệp Úc. Chính vì vậy, bạn sẽ dễ gặp khó khăn khi tiếp nhận danh mục công việc mà bản thân sẽ làm ở Úc, cho dù bạn đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công việc ở nước bạn. 

Mỗi ngành nghề tại nước Úc sẽ có một số tiêu chí về trình độ, công việc, mức độ dự kiến cũng như kỹ năng cần thiết. Do đó, các bạn không nên đánh giá thấp những yêu cầu liên quan đến công việc.

Với một số ngành nghề, nếu các bạn chỉ có kinh nghiệm thực tế hoặc đã từng làm việc ở các vị trí cao hơn nhưng lại không có thực lực học tương đương, bạn sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của chương trình SA.

Hiểu rõ mô tả công việc và biết cách để phù hợp với ngành nghề
Hiểu rõ mô tả công việc và biết cách để phù hợp với ngành nghề

Có thể lựa chọn nhiều ngành nghề trong Skills Assessment

Trong trường hợp bạn không đáp ứng đủ tiêu chí của ngành nghề được đề cử, đừng thất vọng ngay nhé. Vì bạn có thể lựa chọn những ngành nghề khác trong các nghề được thẩm định tay nghề (Skills Assessment) để làm hồ sơ đánh giá. 

Kinh nghiệm làm việc nên liên quan đến nghề được đánh giá

Khi tham gia đánh giá tay nghề, kinh nghiệm cũng như ngành học của bạn phải liên quan đến ngành nghề được đề cử. Đây được xem là một điểm cộng giúp thẩm định tay nghề một cách nhanh hơn. Ví dụ, vị trí “bếp trưởng” cần phải đòi hỏi một số chứng chỉ, bằng cấp về ngành bếp, bếp bánh hoặc bếp nóng. 

Ngành học nên liên quan đến nghề được đánh giá

Rất nhiều người lầm tưởng rằng, họ đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của mình, họ có thể dễ dàng giữ vị trí tương đương trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, để chứng minh khả năng của mình, bạn cần đưa ra những hình ảnh, tài liệu, tư liệu,… có thể chứng tỏ rằng bạn đã thực hiện công việc đó là hết sức quan trọng.

Trình độ và kỹ năng nên liên quan đến công việc sẽ đánh giá tay nghề

Bằng cấp của các bạn cần phải thể hiện sự rõ trình độ và kỹ năng liên quan đến công việc mà mình sẽ được thẩm định tay nghề (Skills Assessment). Rất nhiều trường hợp thất bại khi nộp đơn xin SA. Lý do là vì họ quá vội vàng nộp đơn, trong khi bằng cấp chưa đáp ứng đủ các tiêu chí đã đề ra.

Chứng minh năng lực nếu làm việc tự do (Freelancer)

Nếu các bạn đang làm công việc tự do, không liên quan đến bất kỳ tổ chức nào, bạn cần cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, các tài liệu kế toán. Hoặc các giấy tờ khác như: 

  • Thông tin chuyển khoản từ ngân hàng để thể hiện rằng bạn có nguồn thu nhập đều đặn từ công việc đó.
  • Giấy tờ liên quan đến việc đóng thuế.
  • Hợp đồng lao động
  • Lời đánh giá, chứng nhận từ khách hàng.
  • Những dự án đã từng đảm nhận.

Phía bên trên, Tự học PTE vừa chia sẻ đến bạn Skill Assessment là gì và tất tần tật những thông tin liên quan. Hy vọng các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trong kỳ sát hạch Skill Assessment sắp tới.

Bình luận

Bài viết liên quan:

Bạn nên học PTE hay IELTS So sánh PTE và IELTS

Bạn nên học PTE hay IELTS? So sánh PTE và IELTS

13/12/2022

Hiện nay nhu cầu học tiếng Anh của các bạn trẻ có xu hướng tăng mạnh và các chứng chỉ tiếng Anh cũng rất đa dạng để các bạn học sinh, sinh viên có nhiều sự lựa chọn. Bạn cũng đang mong muốn theo học

Chia sẻ cách tự học PTE tại nhà hiệu quả

Chia sẻ cách tự học PTE tại nhà hiệu quả

25/11/2022

Bạn mong muốn tự học PTE tại nhà nhưng chưa biết nên học như thế nào? Và tự học PTE có khó không? Các bạn đang có nhu cầu thi lấy chứng chỉ tiếng Anh nhưng chưa biết nên chọn chứng chỉ nào cho phù

Index